Chà, cái định nghĩa này hơi khó hiểu nên ta làm phát ví dụ trước cho dễ hiểu nghen:
Thay đổi 1 thành phần: chẳng hạn như bạn đổi hình nền mặc định nhìn là buồn ngủ rồi thành hình “ gấu “ của bạn chẳng hạn.
Thay đổi nhiều thành phần: bạn vừa đổi hình nền cũ thành hình mới chụp chung với ‘gấu” vừa đổi cái icon This PC ( windows 10 ) thành hình ngôi nhà chẳng hạn, hoặc đổi hình thùng rác thành hình cái máy tính tiền. Hoặc bạn thay 1 bộ icon mặc định thành 1 bộ icon nào đó bạn thấy đẹp.
Thay đổi rất rất nhiều thành phần: vừa đổi hình nền vừa đổi luôn bộ icon mặc định của windows vừa đổi màu thanh taskbar, theme các menu tắt máy khi ta nhấn chuột phải vào khoảng trống trên desktop chẳng hạn. ( cái hình ở dưới là theme có tên là numix, theme này do bên thứ 3 làm, muốn xài nó phải đụng chạm tới hệ thống ).
Túm lại, Giao diện ( theme ) là cách gọi để chỉ tập hợp một hay nhiều hoặc rất rất là nhiều thay đổi khi bạn nhìn vào cái máy tính sau khi khởi động xong.
Có bao nhiêu loại theme:
Winzone xin mạn phép phân thành 2 loại chính:
Loại thứ nhất: hàng xuất phát từ chính microsoft. Loại này đơn giản chỉ có đổi cái hình nền là hết film rồi vì microsoft không thích người dùng chọc xong rồi phá hệ thống của họ. ahihi
Loại thứ hai: do chính các lập trình viên ( viết tắt rất thân thiện và dễ nhớ là DEV ) hoặc các designer thiết kế lại. Mang trong mình 1 giao diện hoàn toàn khác, đẹp hơn rất nhiều so với theme mặc định.
Song song với cái đẹp thì cũng phát sinh một số vấn đề nho nhỏ như trái dừa: bạn muốn xài thì bạn phải chỉnh sửa tới hệ thống. Mà khi chỉnh sửa tới hệ thống thì nhiều khi sửa xong nó lại lỗi, thế là hư cái windows. Ahihhi.
Sau khi bạn sửa file hệ thống mà xài được theme rồi thì lại vấp phải 1 cái nữa là update windows: khi bạn xài theme mod, không thể biết được microsoft có update lại cái gì trong các file theme bạn sửa hay không. Lỡ xui 1 cái microsoft update lại là coi như tạch, bạn nào lỗi nặng là khỏi vô windows luôn. Đành phải copy lại dữ liệu và cài lại thôi.